Đã đăng 12/11/2022 bởi Mỹ Dung
8 phương pháp dạy con không
cần đòn roi hiệu quả mà cha mẹ
cần biết
Xã hội ngày càng phát triển và các phương pháp nuôi dạy trẻ cũng đã khác trước. Giờ đây, quan niệm thương cho roi cho vọt đã không còn thích hợp nữa. Vậy nên Đậu Ngọt muốn mách bạn những phương pháp dạy con không đòn roi trong bài viết này.
Nhiều phụ huynh thừa nhận rằng đã từng ít hay nhiều lần đánh con. Khi sử dụng đến roi vọt, tức là bạn đã quá giới hạn chịu đựng, hay là đã hết cách dạy bé.
Hãy tham khảo ngay những cách sau đây nhé, chắc chắn nó sẽ giúp bạn và con trở nên tích cực hơn đó:
1) Bỏ qua các hành vi sai trái nhẹ:
Ai cũng có thể sai và trẻ con cũng thế. Với những hành vi sai trái nhẹ, bạn không nên nặng nề quá, có thể bỏ qua cho con bằng cách lờ đi.
Điều này không phải khuyên bạn mặc kệ cho trẻ làm việc xấu. Việc bỏ qua có chọn lọc trong những trường hợp này có hiệu quả hơn là đòn roi.
Trẻ có thể mắc sai lầm một cách vô tình, vì vậy nếu cảm thấy con có thể bỏ qua được, bạn hãy nhẹ nhàng với con. Đôi khi trẻ thực hiện những hành vi đó để được bố mẹ quan tâm. Do đó, bạn có thể giả vờ không thấy, không phản hồi lại sự việc.
Lâu dần, con sẽ biết những hành vi sai trái không có ích trong việc gây ra sự chú ý và trẻ sẽ học cách ứng xử lịch sự, khôn ngoan hơn.
Các cách dạy con KHÔNG ĐÒN ROI
2) Đặt thời gian chờ:
Phương pháp dạy con không đòn roi bằng cách đặt thời gian chờ nghĩa là hãy để con có một thời gian vừa đủ để dừng lại việc đang làm, ví dụ trẻ xem tivi quá giờ.
Có thể đếm từ 1 đến 3, báo cho con biết rằng lúc nào mẹ đếm đến 3 là phải tắt tivi.
Cách này có tính kỷ luật hiệu quả cao hơn là la lối và quát mắng om sòm rằng con phải tắt tivi ngay vì hết giờ.
Hình thức này cũng cảnh cáo ngầm với trẻ rằng con sẽ bị phạt nếu hết thời gian chờ mà chưa thực hiện được yêu cầu.
Thời gian chờ cũng rất hữu ích trong trường hợp trẻ hung hăng, nóng giận. Mẹ nên cho con vài phút để bình tĩnh sẵn sàng cho cuộc nói chuyện nghiêm túc. Chiến lược này giúp trẻ được học tính kiên nhẫn và dần hiểu được rằng tức giận không thể giải quyết được vấn đề.
3) Hãy lắng nghe trẻ:
Mẹ có biết trẻ cũng cần được lắng nghe và thấu hiểu. Hãy để cho con có cơ hội nói điều chúng nghĩ trước khi bạn muốn giải quyết vấn đề nào đó.
Việc người lớn lắng nghe sẽ giúp con giải tỏa tâm lý và những cảm xúc tiêu cực. Qua đó, bạn cũng hiểu được suy nghĩ của con, biết vì sao con hành động như vậy và có đáng bị phạt hay không.
Sau khi nghe con, mẹ nên giải thích đúng sai. Lâu dần con biết để điều chỉnh hành vi cho phù hợp. Bạn tuyệt đối không nên giải quyết vấn đề khiến con ấm ức, không thuyết phục hoặc thấy bị tổn thương.
4) Mất đặc quyền nếu trẻ bướng bỉnh:
Nếu trẻ không ngoan, trái với một quy tắc nào đó, mẹ có thể báo cho trẻ biết rằng con đã mất đặc quyền vốn có. Nếu trẻ không hoàn thành bài tập về nhà, con sẽ bị mất đặc quyền nào đó như đi chơi vào ngày nghỉ. Thay vào đó, suốt những ngày nghỉ ấy, con phải hoàn thành bài tập nhiều hơn so với bình thường.
Dạy con không đòn roi bằng cách mất đặc quyền này sẽ giúp trẻ có cách giải quyết vấn đề và hiểu rằng chẳng dại gì bởi vì chỉ có chúng mới là người thiệt thòi thôi.
Có thể áp dụng lệnh cấm mất đặc quyền có thời gian hoặc vô thời hạn. Nếu con có tinh thần sửa sai, bạn có thể bỏ hình phạt trước thời gian quy định. Hoặc bạn có thể nghĩ ra những hình phạt khác.
Điều đó dạy trẻ hiểu rằng chúng sẽ phải cố gắng nhiều hơn để lấy lại quyền lợi của mình.
5) Lãnh hậu quả:
Nếu con làm sai, thay vì đánh chúng bạn nên dạy trẻ bằng cách cho lãnh hậu quả. Phương pháp dạy con không đòi roi với hình thức này bắt buộc bạn phải kiên quyết. Không được mềm lòng mà mất tác dụng. Liên kết trực tiếp hậu quả với hành vi giúp trẻ thấy rằng lựa chọn của chúng có hậu quả trực tiếp và người gánh hậu quả không ai khác ngoài bản thân.
6) Mềm dẻo, linh hoạt, không nên ra lệnh:
Đôi khi mẹ cần mềm dẻo và linh hoạt. Cứng nhắc trong dạy trẻ chỉ khiến con thêm tồi tệ. Mẹ có thể cho con xem thêm tivi nếu là ngày nghỉ, nếu con hoàn thành bài vở hoặc làm tốt việc nhà.
Bạn cũng không nên sử dụng các câu mệnh lệnh với trẻ, ví dụ như con phải như thế này, phải thế kia. Bạn cần dùng lời khuyên hoặc các câu cầu khiến một cách lịch sự: con nên, con có thể, mẹ nghĩ là con hãy… Điều này sẽ giúp trẻ hiểu rằng chúng đang được tôn trọng. Vì vậy, trẻ dễ nghe lời hơn là chống đối.
7) Khen ngợi hành vi tốt và không chỉ trích lỗi lầm:
Phương pháp dạy con không đòn roi bằng cách tuyên dương, khen ngợi sẽ hướng con trở thành người tốt hơn. Tuyệt đối không nên chỉ trích lỗi lầm của trẻ. Việc chì chiết sẽ khiến con cảm thấy bản thân tồi tệ, xấu xa.
Việc khen ngợi những hành động cụ thể của con sẽ giúp con rất vui. Từ đó, lúc nào con cũng muốn làm tốt hơn để được khen ngợi.
8) Rèn luyện và phát triển EQ càng sớm càng tốt:
Các nghiên cứu khoa học đã được chứng minh và chỉ ra rằng những đứa trẻ có EQ (Trí thông minh cảm xúc) cao sẽ HẠNH PHÚC và THÀNH ĐẠT hơn trong tương lai.
Vì trẻ có EQ cao sẽ biết kiểm soát cảm xúc, làm chủ bản thân, tự tin, giao tiếp tốt, tự lập, chăm chỉ học tập và biết cách tránh xa các tệ nạn xã hội...
Và tin tốt là trí thông minh cảm xúc có thể thay đổi và phát triển nếu được thực hành và hướng dẫn.
Và bộ sách Phát triển trí thông minh cảm xúc dành cho tuổi Teen (10-18 tuổi) của nhóm tác giả Đậu ngọt, do chị Phan Thị Hồ Điệp chủ biên chính là một công cụ hữu dụng để giúp trẻ tuổi Teen phát triển trí thông minh cảm xúc (EQ) đầy đủ và duy nhất tại Việt Nam hiện nay.
Bộ sách tiếp cận với tuổi teen theo một cách “rất teen". Nó khiến các bạn thấy như bên cạnh mình có một người bạn thấu hiểu và đồng cảm. Ngôn ngữ trong sách dùng nhiều “teen code" “chất như nước cất" chứ không phải các bài học giáo điều. Bên cạnh đó, sách cũng có hệ thống những câu chuyện mà Teen có thể gặp quanh mình. Đôi khi chỉ cần đọc, nhìn một cách khách quan về những trường hợp xung quanh cũng khiến cho các bạn Teen bình tâm và dễ dàng có câu trả lời cho những trải nghiệm của bản thân.
Dạy con không đòn roi là việc không khó nhưng cũng không phải là dễ dàng. Để phương pháp dạy con hiện đại này thành công bạn cần kiên trì, bình tĩnh. Mong rằng những cách dạy trẻ này sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong quá trình giáo dục con.